Qua phiên hỏi đáp về Windows 10, một số anh em cho biết gặp phải lỗi Full Disk tương tự như hồi Windows 8. Lỗi này có thể là do ổ cứng, chủ yếu là các máy chạy ổ HDD thường. Một số anh em chuyển sang dùng ổ SSD thì không còn hiện tượng này nhưng nếu bạn vẫn dùng ổ HDD thì có thể thử 2 cách sau:
Làm thế nào để biết máy bị lỗi Full Disk > bạn mở Task Manager > nhìn cột Disk thấy nó nhảy đến 100%.
Cách 1: Chỉnh bộ nhớ ảo Virtual memory:
Nhấn Start > gõ Performance > chọn Adjust the appearance & performance of Windows
Chọn thẻ Advnaced > nhấn vào nút Change … trong khu vực Virtual memory
Bỏ chọn trong ô Automatically manage paging file size for all drivers > chọn vào dòng Custom size > Tùy theo dung lượng RAM mà chúng ta có thể thiết lập, chẳng hạn máy có 4 GB RAM thì nhập 2000 và 4000 như trên > nhấn Set > OK > khởi động lại máy và lại mở Task Manager lên để kiểm tra xem Disk còn bị 100% nữa hay không.
Cách 2: tắt dịch vụ Superfetch
Nếu cách 1 không ổn, bạn có thể tắt dịch vụ superfetch bằng cách
Nhấn Windows + R > gõ services.msc > trong bảng liệt kê dịch vụ tìm Superfetch > click phải chọn Properties
Nhấn Stop để ngưng dịch vụ và trong ô Startup type phía trên chọn Disable > khởi động lại máy.